ahkiem32 Quản trị viên
Tổng số bài gửi : 1891 Points : 5671 Reputation : 1 Join date : 05/09/2009 Age : 33 Đến từ : BiÌ€nh DÆ°Æ¡ng
| Tiêu đề: Ám ảnh ngày cuối đời của những “bướm đêm ” 25/2/2010, 7:08 pm | |
| Thân phận của những cô gái mại dâm bị AIDS giai đoạn cuối, khi chết bên cạnh không có người thân thích, luôn là nỗi ám ảnh đối với bất cứ người nào chứng kiến. Gia đình họ, nhiều khi đã quá nản bởi những đau khổ mà họ mang đến nên có thể sẽ mặc kệ, việc hậu sự của những cô gái xấu số này đôi khi lại phải nhờ đến các anh Công an...
Cũng là phận gái, một thời nhan sắc, một thời kẻ đón người đưa, cuối cùng lại tự chọn cho mình một kết cục bi thảm nơi đầu đường, góc chợ, ngẫm cho cùng thật quá đau xót.
Cái chết nơi hè phố 1.Đó là một buổi chiều tháng 4/2009, Trung tá Nguyễn Xuân Bảo - Phó Trưởng Công an phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội nhận được điện thoại của người dân báo tin, cô Lê Thị H đang trong tình trạng nguy kịch trên vỉa hè đường Giải Phóng (đoạn gần ga chở hàng Giáp Bát). H vừa là một gái mại dâm lại là đối tượng nghiện hút, mắc căn bệnh AIDS ở giai đoạn cuối. Không có thuốc, trong khi thân hình tàn tạ, lở loét không thể bắt khách được nữa, cô ta lang thang mò ra đường tàu xin bạn nghiện thuốc hít nhưng cũng chẳng có kẻ nào cho. Khi anh Bảo đến nơi, cô gái này chỉ còn thều thào nói câu được câu mất. Khắp người cô đã phù nề, lở loét nhìn rất sợ. Người dân quanh đó đứng xem theo thói quen tò mò chứ không ai dám động vào người cô. Họ là những người đã lầm đường, lạc lối. Cô nhìn mọi người xung quanh bằng ánh mắt khẩn cầu, rằng cô còn muốn ở lại cuộc sống trần thế này nhiều hơn nữa. Nhưng cánh tay cô giơ lên lại bất lực buông xuống, không ai dám chạm vào người cô, một đứa con gái "chả ra gì" trong con mắt của những người dân quanh khu vực này mà ai cũng ngại "dây" vào. Nhìn thấy anh Bảo, người mà ngày thường cô và đám bạn nghiện luôn tránh mặt, H thều thào trăng trối: "Nhờ chú gọi giúp cho mẹ cháu, cháu cảm ơn chú…" rồi tắt thở. Khi xe cấp cứu đến chở H vào nhà xác, chẳng ai khác là anh Bảo và các anh em Công an khác phải bê cô gái xấu số này lên xe. Sáng hôm sau, mẹ của H từ Thanh Hóa ra nhận xác con. Có lẽ người đàn bà này đã từng khóc hết nước mắt vì đau khổ nên bà không thể nhỏ thêm một giọt nước mắt nào nữa, hoặc những giọt nước mắt đau đớn ấy đã lặn ngược trở vào trong. Bà lặng lẽ đi bên cạnh xác cô con gái của mình, đầu óc như mụ mị đi, chả còn nghĩ được gì nữa. Kết cục này hẳn đã có lúc bà mường tượng ra, chẳng còn gì cám cảnh hơn người đầu bạc lại đi tiễn kẻ đầu xanh. Theo các "chị em" đồng nghiệp của H thường đứng bắt khách ở đường Giải Phóng thì H trước đây vốn là một cô gái rất xinh đẹp, sinh năm 1982, nghĩa là lúc chết cô mới 27 tuổi, nhưng thâm niên đứng đường thì đã gần chục năm. Tôi nhìn bản ảnh của cô lưu tại Công an phường Giáp Bát và cũng thấy điều đó. Cô đẹp, khuôn mặt tròn trịa, đường nét không sắc sảo mà rất hài hòa, thậm chí nó không biểu hiện một vẻ gì đó ương ngạnh, khó bảo. Tuy thời gian sau này, gương mặt của H đã bị phù nề, nhưng ai cũng công nhận rằng cô vẫn đẹp. Với vẻ đẹp ấy, rất có thể cô đã tìm được một "Mạnh Thường Quân" để nương tựa, bởi "anh hùng" thì thời nào cũng có, không hiếm những người đàn ông sẵn sàng cưu mang những cô gái lỡ làng, chỉ cần cô ấy có quyết tâm hướng thiện. Nhưng mà H lại nghiện ma tuý nặng, hơn nữa cô lại còn có HIV. Cô vướng vào ma tuý như một tất yếu khi cần phải "tăng lực" sau những đêm trắng thác loạn và cô có HIV sau đó không lâu. Hằng ngày, H vừa đi khách vừa bán lẻ ma tuý để có thêm "thu nhập", trang trải cho cuộc sống "thừa cơm đói thuốc" của mình. Cô bán thuốc cho chính đám "đồng nghiệp" và các con nghiện lang thang khu vực này, bởi nếu chỉ đi khách thì một ngày nhiều lắm cũng chỉ dăm sáu trăm nghìn, số tiền ấy chỉ vừa đủ thuê nhà, ăn uống, đó là chưa kể hôm mưa ngày nắng. Gia đình cô cũng đã từng ra Hà Nội lôi con gái về, nhưng chỉ ở quê nhà Thanh Hóa được một thời gian ngắn là cô lại bỏ trốn và kết thúc cuộc đời giang hồ của mình trên con phố Giải Phóng, vốn ngày thường cũng là nơi tụ tập của cô và đám gái mại dâm nơi đây. “Hoa hậu phố biển” trở thành “bướm đêm” Một đêm đông lạnh tê tái, tôi theo chân các đồng chí Cảnh sát ở Đội Trật tự xã hội, Phòng CSTT, Công an thành phố Hà Nội đi "vợt" gái mại dâm công cộng. Ngồi sau Trung tá Nguyễn Tiến Thám, người mà tôi gặp từ khi anh đang còn công tác ở Trại Phân loại Lộc Hà (nay là Trung tâm lưu trú Lộc Hà), tôi chợt nghĩ, công việc của anh lúc nào cũng gắn với gái mại dâm. Khi ở Lộc Hà, anh làm công tác tạm giữ, phân loại trước khi ra quyết định cho về hoặc đưa lên Ba Vì (Trung tâm Giáo dục Lao động số 2). Nay, anh lại cùng đồng đội thường xuyên theo dõi, quét vét những cô gái "họp chợ" vào lúc bóng đêm đổ dài. Lần này đi theo các anh, ngoài việc muốn "mục sở thị" cái công việc bắt "bướm đêm", tôi còn muốn đi tìm một người. Đó là một cô gái đẹp, từng được mệnh danh là "hoa hậu phố biển" có HIV mà tôi đã từng gặp ở Trung tâm Giáo dục Lao động số 2. Khi ấy, cô đã ngắm rất lâu bức tranh "Dòng sữa mẹ" của họa sỹ Nguyễn Trọng Kiên mà chúng tôi mua tặng. Cô ngậm ngùi kể với tôi rằng, chỉ số CD4 của cô chỉ còn 90, nghĩa là sắp "đi" rồi, thời gian còn lại có khi chỉ tính được bằng từng ngày. Tôi động viên cô hãy cố gắng sống, vì cô còn một thằng con trai, nó cần một người mẹ hơn tất cả. Thằng con trai mà cô đã bỏ lại bệnh viện khi bầu ngực đang căng sữa, cuối cùng đã được đưa về đúng Trung tâm Giáo dục Lao động số 2. Mẹ con cô đoàn tụ trong Trung tâm này và thật may, cháu bé sau một thời gian điều trị đã có kết quả âm tính với HIV và được gửi về bà ngoại nuôi dưỡng. Lúc ấy, tôi đã thấy sự phục thiện rõ rệt nơi cô, khắp hai cánh tay và hai bắp chân trắng ngần của cô chi chít những vết muỗi đốt, cô bảo rằng, đó là do ban đêm cô phải thức trông mấy đứa "con" có HIV ở Trung tâm. Thời gian trôi đi, nhưng tôi vẫn dõi theo cô. Tôi biết rằng, cô đã không còn làm mẹ chăm sóc những đứa trẻ có HIV ở trung tâm này nữa. Cô đã chuyển sang giai đoạn cuối nên được chuyển đến cơ sở chăm sóc ở Cầu Bươu, Thanh Trì. Nếu không được những người làm công tác đấu tranh với tệ nạn mại dâm cho biết, tôi cũng không tin, cô gái đã được báo chí ca tụng nhiều như vậy nhưng cuối cùng đã không vượt qua được sự cám dỗ của ma túy, để rồi lại ra "đứng đường". Thế nhưng, anh này đã nói với tôi, rằng dạo gần đây anh thường gặp cô ở khu gầm cầu Long Biên. Anh còn kể rằng, có lần thấy cô vật thuốc, nằm lử đử. Mặc dù anh này kể rành rọt như vậy nhưng tôi cũng không tin, tôi bảo rằng một người đã trải qua nhiều cay đắng mà được vực dậy như cô, không thể lại tiếp tục đánh mất nhân cách của mình. Anh đã cười mà bảo tôi quá mơ mộng. Khi một cô gái mại dâm, cô ta nghiện ma túy và có HIV, hiện đã ở giai đoạn cuối, liệu cô ta còn bao nhiêu thời gian để giữ nhân cách. Mà cô ta giữ nhân cách thì ai biết, ai tin nào? Có thể, tôi gật gù thừa nhận.
"Nhưng tại sao bọn anh không tiếp tục bắt cô ấy?", tôi vặn lại. Nghe vậy, anh bảo rằng, việc cô gái này lên Trung tâm Giáo dục Lao động số 2 cũng do anh trực tiếp bắt. Cô ấy bị bắt bao nhiêu lần, anh cũng nắm rõ mồn một. Sau khi chuyển từ Trung tâm về chữa bệnh ở Cầu Bươu, ngày nào cô ta ra "đứng đường", anh cũng biết. Thế nhưng, lần này anh không thể bắt. Tại sao ư? Theo quy định, những người có HIV mà chỉ số miễn dịch báo động như cô, pháp luật không cho phép cưỡng chế hành chính. Nhưng cứ để cô ta dặt dẹo ngoài đường, truyền bệnh cho thiên hạ mà được ư?, tôi thầm nghĩ. Và rồi, tôi quyết tâm đi tìm cô ta bằng được.
Trong cái đêm đông giá lạnh ấy, tôi đã "hành" đồng chí Thám đến khổ sở. Anh phải chở tôi vòng quanh cái gầm cầu Long Biên cả chục lần, ghé vào các quán nước ngồi ngay bên cái biển "cấm đái bậy" hôi mù dăm bận. Hỏi thăm, ai cũng bảo ít hôm trước còn thấy cô lờ vờ ở đây. Nhưng gần đây, chẳng thấy cô đâu. "Cô ấy yếu lắm rồi", bà bán nước mặt sạm lại vì sương gió cho biết. Không tìm được cô đêm nay, tôi thấy thất vọng. 23h đêm, tôi ngồi trò chuyện trong phòng tạm giữ của Đội Trật tự xã hội. Cái cô gái lông mày xăm mỏng dính dẫu đang ngồi sau song sắt nhưng vẫn âu yếm người yêu như ở công viên. Lướt qua hồ sơ, tôi biết cô ta thường lang thang ở khu vực gầm cầu Long Biên. Ý nghĩ có thể cô này biết người tôi cần tìm chợt lóe lên. Thế là tôi nói tên. Vừa dứt lời, cô này nói tỉnh queo: "Chết rồi. Chết trong khu Phúc Xá. Hôm đó, chị ấy mặc mỗi bộ quần áo hoa mỏng dính, bên ngoài mặc áo mưa". Tôi lạnh người khi nghe nói vậy nhưng vẫn cố hỏi thêm: "Em có chắc không?", "Chính xác mà, em còn ra xem", cô gái nói. Không để tôi hỏi tiếp, cô gái đang bị tạm giữ còn cho biết, những ngày cuối đời, người mà tôi tìm gặp không thể nào "bán" được mình. Để thỏa mãn cơn nghiện, cô phải kiếm sái và đi bán ma túy thuê. Cái ngày mà cô chết cũng chính là ngày, chẳng có kẻ buôn ma túy nào thuê cô bán nữa. Cô chết vì thiếu thuốc, cô gái đang bị tạm giữ nói. Tôi nghe về cái kết cục của cô mà lòng quặn lại. Cũng một đời con gái. Một thời nhan sắc, một thời được mệnh danh là "hoa hậu phố biển", một thời người này theo, kẻ kia bám, thế mà lúc chết, lại đơn côi trong chiếc áo mưa giữa tiết trời giá rét. Hẳn những gã đàn ông trả tiền để mua vui cũng chẳng thể ngờ, người đàn bà trong những cuộc tình một đêm của mình lại có cái kết cục tái tê đến vậy. Kết cục ấy, không phải đến tự nhiên mà nó là tất yếu của một quá trình ăn chơi buông thả, đàng điếm, rất cần bị xã hội lên án, dù là trong ngậm ngùi, xót xa. | |
|