Giành danh hiệu Á khôi 2 cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương, nhưng điều
khiến mọi người choáng ngợp nhất về Diệu Linh là cô thành thạo 5 ngôn
ngữ.
Sinh năm 1992, từ bé đến lớn sống ở Ucraina,
sau khi tốt nghiệp THPT, Lê Hoàng Diệu Linh đã trở về Việt Nam theo học
ngành kinh tế đối ngoại tại trường ĐH Ngoại thương. Ngoài việc thành
thạo 5 thứ tiếng: Việt Nam, Nga, Ucraina, Anh, Pháp, Hungary, Diệu Linh
còn học song song chuyên ngành luật của một trường ĐH tại Ucraina,
trong khi tại trường ĐH Ngoại thương, điểm tổng kết của Linh thường
trên 8. Mới đây, cô đã giành danh hiệu Á khôi 2 tại cuộc thi Duyên dáng
Ngoại thương.
Dưới đây là cuộc trò chuyện của Zing với cô nữ sinh tài giỏi này:
Bật mí về 5 ngôn ngữ - Sống ở nước ngoài từ nhỏ, nhưng Diệu Linh nói tiếng Việt rất sõi, tại sao?- Ngay từ lúc tập nói, học viết em đã được bố dạy song song hai ngôn
ngữ là tiếng Nga và tiếng Việt. Chính vì thế nên lớn lên em đã sử dụng
thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ.
- Linh có thể chia sẻ hành trình học 5 thứ tiếng của mình?- Em sinh ra và lớn lên ở Ucraina, thời đó thì mọi người đều nói tiếng
Nga. Cho nên cùng với tiếng Việt, tiếng Nga là ngôn ngữ đầu tiên mà em
tiếp xúc và sử dụng. Sau đó, khi Ucraina tách ra khỏi Liên bang Nga thì
các trường học tại đó yêu cầu sử dụng tiếng bản địa nên em được học
thêm tiếng Ucraina.
Và khi em vào học cấp 3 thì em lại học thêm
tiếng Pháp và tiếng Anh ở trường. Rồi trong một lần cả lớp em đi trại
hè ở Hungary, em đã có cơ hội mở rộng vốn ngôn ngữ của mình với tiếng
Hung.
- Linh duy trì ra sao để có thể không bị lãng quên một trong số ngôn ngữ của mình?- Tiếng Việt thì rõ ràng là em luôn được duy trì rồi, bởi nếu ở Ucraina
thì em giao tiếp với bố, em trai, còn về Việt Nam thì ngày càng được
hiểu rõ hơn. Còn tiếng Anh thì tại trường ĐH Ngoại thương em vẫn thường
xuyên được học, viết với giáo viên nước ngoài, tiếng Pháp cũng có sự
gần gũi với tiếng Anh nên vẫn có thể yên tâm giữ vững nó. Chỉ có tiếng
Hungari là em ít có điều kiện để trau dồi hơn, nhưng em đã cố gắng học
bằng cách trò chuyện, chat với chú và các em của em hiện sống ở đó.
- Trong 5 thứ tiếng, Diệu Linh thích tiếng nước nào? - Em thích tiếng Nga nhất.
- Nếu có một suy nghĩ, hoặc đặt bút bất chợt, thì Linh sẽ sử dụng ngôn ngữ gì? - Có thể là tiếng Nga, tiếng Ucraina hoặc tiếng Việt.
- Còn âm nhạc thì sao? - Em thích nghe nhạc Pháp, vì rất nhẹ nhàng và lãng mạn.
[You must be registered and logged in to see this link.] |
Diệu Linh trong trang phục dạ hội tại cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương
|
Môi trường ĐH ở VN cũng rất năng động - Ở nước ngoài, môi trường sống và học tập tốt hơn nhiều, tại sao Diệu Linh quyết định về Việt Nam học?- Đó là theo định hướng của bố em, bố muốn em về Việt Nam để gần gũi
hơn với nguồn cội, cùng sống và chăm sóc ông bà. Hơn nữa, hiện tại
ngoài trường ĐH Ngoại thương thì em còn theo học ngành luật của trường
ĐH ở Ucraina.
- Làm thế nào để Diệu Linh “gánh” được một lúc hai trường ĐH cách xa nhau hàng nghìn km?- Học một lúc hai trường với hai lĩnh vực khác nhau thì rất khó khăn,
tuy nhiên, theo em quan trọng nhất là việc bố trí thời gian thích hợp
và có phương pháp học tốt. Tại Việt Nam, em cố gắng hoàn thành các bài
học của mình ngay trên lớp, hiểu bài sâu và chắc hơn là học thuộc.
Ngoài ra em cũng nghiên cứu tài liệu từ sách báo, internet để bổ sung
cho bài học của mình.
Còn trường ĐH ở Ucraina thì em mang sách
về Việt Nam học, rồi mỗi năm em sẽ có mặt ở trường 2 lần, vào tháng 6
và tháng 1, mỗi lần khoảng 2-3 tuần để tham gia kỳ thi. Sau đó em sẽ
trở lại Việt Nam và học song song hai trường.
-
Nhiều người cho rằng tại Việt Nam, học ĐH còn mang tính bị động, theo
kiểu thầy đọc học sinh chép, sau hơn một năm học tại Việt Nam, Diệu
Linh thấy như thế nào? - Có thể ở một vài môi trường thì
như thế, nhưng em đang theo học ở ĐH Ngoại thương, và em thấy thích thú
với phương pháp giảng dạy tại đây. Ngoài các bài giảng ở trường, chúng
em được khuyến khích tự học, tự khám phá những điều mới mẻ.
- Còn các hoạt động ngoại khóa thì sao?- Ở nước ngoài, khi còn học cấp 3 thì mỗi năm học sinh chỉ được tham
gia một số hoạt động như ngày trồng cây, có một tuần đến thăm, chăm sóc
người già ở viện dưỡng lão. Thế nhưng ở Việt Nam, em thấy giờ đây sinh
viên cũng rất năng nổ, tại trường đại học em đã cùng các bạn đến thăm
làng trẻ em nhiễm chất độc màu da cam, ủng hộ chương trình mùa đông ấm
cho các em nhỏ và nhiều hoạt động khác.
[You must be registered and logged in to see this link.] |
Khoảnh khắc trở thành Á khôi 2 của cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương
|
Thay đổi nhiều khi về Việt Nam - Sau một năm về sống tại Việt Nam, Diệu Linh thấy mình thay đổi nhiều không?- Em thay đổi rất nhiều. Em thấy mình mạnh mẽ, tự tin hơn, và đặc biệt
là em đã làm được những điều mà tưởng chừng như mình không thể làm.
Đó là em đã biết tự chạy xe máy để đi học. Hồi mới về nhìn giao thông ở
Hà Nội em rất choáng ngợp và gần một năm không thể tự đi xe máy đến
trường, nhưng giờ thì em đã có thể tự đi.
Em cũng đã tham gia
một cuộc thi có quy mô ở trường ĐH Ngoại thương, được trải nghiệm những
khoảnh khắc vui vẻ, đầy ý nghĩa bên những người bạn mới, và sau khi
được lọt vào vòng chung kết thì em hoàn toàn bất ngờ. Đến lúc đoạt Á
khôi 2 thì quả thực là điều em chưa bao giờ nghĩ đến. Đó không chỉ là
một kỷ niệm đẹp của em, mà còn giúp em có thêm sự tự tin trong cuộc
sống.
- Tốt nghiệp đại học, Diệu Linh dự định sẽ làm việc trong lĩnh vực nào?- Bố hướng cho em làm việc ở đại sứ quán, và em cũng nghĩ là mình sẽ
lựa chọn công việc này. Tại vì ở đó thì em sẽ có dịp để đi nhiều nơi
trên thế giới, hiện tại em còn châu Phi và châu Mĩ là chưa đặt chân đến
nên em hi vọng sau khi đi làm em thực hiện được điều đó. Ngoài ra, làm
việc trong môi trường đại sứ quán thì em có cơ hội để sử dụng hết các
ngôn ngữ mà mình thành thạo.
- Dường như Linh có nhiều quyết định theo sự định hướng của bố? - Vâng, đúng thế!
- Có khi nào bạn thấy đó là sự áp đặt của người lớn?- Điều may mắn là những định hướng của bố lại rất phù hợp với bản thân
em. Em còn nhớ là hồi ở Ucraina, bố cho em đi học đàn, rồi sau đó lại
khuyên em nên đi học karate. Em cũng băn khoăn lắm, bởi nhảy từ lĩnh
vực nghệ thuật sang võ thì cũng hơi kỳ lạ, nhưng sau đó trong một lần
đi bộ về nhà, chứng kiến cảnh một cô gái bị bắt nạt thì em nghĩ lời
khuyên của bố là rất đúng.
- Ngoài học ra thì Linh có làm thêm?- Em vừa mới thử nghiệm ở lĩnh vực báo chí, em cộng tác với một tuần
báo dành cho giới trẻ và sẽ dịch các bài viết có ích cho sinh viên Việt
Nam. Đây là một thử nghiệm mới mà em rất thích thú. Còn sang năm sinh
viên thứ 2, em có thể tìm một việc partime nữa để có thêm kinh nghiệm.
Ngoài ra, em cũng sẽ dành nhiều thời gian cho ông bà và em trai hiện
đang sống tại Việt Nam. Em cũng muốn tận hưởng đời sinh viên nên chắc
chắn sẽ tham gia nhiều phong trào vui chơi cùng các bạn ở trường đại
học.
Nguồn:
[You must be registered and logged in to see this link.]