Các hình thức đảm bảo tín dụng
1. Thế chấp tài sản:
1.1. Khái niệm:
Thế chấp tài sản là hình thức đảm bảo tín dụng mà tài
sản thế chấp là bất động sản, do người vay vốn hoặc người thứ 3 trực tiếp nắm
giữ, còn ngân hàng chỉ giữ giấy tờ sở hữu và văn thư thế chấp tài sản.
1.2. Tài sản thế chấp:
Đối tượng của thế chấp tài sản là bất động sản: nhà
cửa, đất đai, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các loại tài sản gắn
liền với nhà ở, công trình xây dựng trên đất…Những bất động sản có tham gia bảo
hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.
1.3. Đặc điểm của thế chấp tài sản:
Người thế chấp không chuyển giao bất động sản cho
người nhận thế chấp, mà chỉ chuyển giao giáy tờ sở hữu và văn thư thế chấp tài
sản. Ngay bản thân việc chuyển giao giấy tờ sở hữu cũng chia là 2 loại tùy theo
sự thỏa thuận giữa người thế chấp và người nhận thế chấp:
-Người thế chấp chuyển giao quyền sở hữu bất động sản cùng văn thư thế
chấp cho ngân hàng.
-Người thế chấp chuyển giao giấy tờ sở hữu bất động sản cùng văn thư thế
chấp cho ngân hàng,
Người trực tiếp quản lý bất động sản là người thế
chấp hoặc người thứ 3.
1.4. Các loại thế chấp tài sản:
Căn cứ vào tính chất pháp lý thì chia thế chấp tài
sản thành 2 loại là thế chấp pháp lý và thế chấp công bằng.
-Thế chấp pháp lý là hình thức thế chấp mà trong đó khách hàng vay vốn
chuyển giao quyền sở hữu tài sản thế chấp cho ngân hàng. Vì vậy, khi khách hàng
không hoàn trả theo thỏa thuận của hợp đồng thì ngân hàng với tư cách là trái
chủ thể được quyền bán tài sản để thu hồi nợ mà không cần các chủ thể tố tụng
để nhờ sự can thiệp của tòa án.
-Thế chấp công bằng là hình thức mà người thế chấp chỉ giao cho ngân
hàng giữ giấy tờ sở hữu bất động sản thế chấp để làm đảm bảo cho khoản tín dụng
được cấp. Khi đến hạn khách hàng không trả được nợ theo thỏa thuận, thì ngân
hàng phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án mà không được quyền bán tài sản để
thu hồi nợ.
Căn cứ vào số lần thế chấp thì chia thế chấp thành 2
loại: thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai:
-Thế chấp thứ nhất là tài sản đang thế chấp để doanh nghiệp có món nợ
thứ nhất. Cần lưu ý rằng thế chấp thứ nhất không phải là lần đầu tiên đem tài
sản đi thế chấp để làm đảm bảo cho món nợ vay, mà là tài sản thế chấp cho món
nợ thứ nhất đang hiện hành.
-Thế chấp thứ hai là hình thức thế chấp trong đó khách hàng sử dụng phần
giá trị chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản tín dụng thứ nhất
được đảm bảo cho món nợ thứ hai.
2. Cầm cố tài sản:
2.1. Khái niệm:
Cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng là hành vi giao nộp tài sản là bất động
sản hoặc các chứng từ chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người vay cho ngân
hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ( bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt)
2.2. Tài sản cầm cố:
Tài sản cầm cố là động sản bao gồm:
-Tài sản thực(vật có thực) như xe cộ, máy móc, hàng hóa, vàng tàu biển,
máy bay, các loại khác…
-Tiền gồm tiền mặt, tiền trên tài khoản…
-Giấy tờ có giá (giấy tờ trị giá được bằng tiền) như cổ phiếu, trái
phiếu, hối phiếu…
-Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,
quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác.
-Lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố.
2.3. Các loại cầm cố tài sản:
Căn cứ vào tính chất pháp lý, tài sản cầm cố được
chia ra làm hai loại:
-Có đăng ký quyền sở hữu
Tài sản có thể do bên vay, đi vay hoặc bên thứ ba giữ theo thỏa thuận
của bên cho vay và bên đi vay.
Không đăng ký quyền sở hữu
Tài sản cầm cố phải được chuyển giao cho bên vay
Ngoài ra, cầm cố tài sản cũng bao gồm cầm cố công
bằng và pháp lý, cầm cố thứ nhất và thứ hai, cầm cố trực tiếp và gián tiếp.
3 Bảo lãnh:
3.1. Khái niệm:
Bảo lãnh là việc bên thứ 3 cam kết với bên cho vay(
người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay( người được bảo
lãnh), nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ nghĩa vụ.
3.2 Các loại bảo lãnh:
Căn cứ vào tính chất bảo đảm:
-Bảo lãnh không có tài sản đảm bảo là hình thức bảo lãnh áp dụng đối
với ngườ bảo lãnh có khả năng tài chính mạnh và có uy tín với ngân hàng thì có
thể ký hợp đồng bảo lãnh mà không cần kèm theo tài sản thế chấp hoặc cầm cố.
-Bảo lãnh có tài sản đảm bảo là hình thức bảo lãnh áp dụng đối
với người bảo lãnh thiếu các tiêu chuẩn về uy tín hoặc năng lực tài chính,
trong trường hợp này người bảo lãnh cần phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố
thì mới được ngân hàng chấp nhận bảo lãnh. Theo phương thức này, khi khách hàng
vay vốn không trả được nợ thì người bảo lãnh trả thay. Nếu người bảo lãnh không
thực hiện được cam kết, ngân hàng có quyền thu hồi nợ thông qua bán lại tài sản
thế chấp hoặc cầm cố theo quy định vủa pháp luật.
Căn cứ vào nghĩa vụ phải bảo lãnh:
-Bảo lãnh riêng biệt là hình thức mà người bảo lãnh ký
hợp đồng bảo lãnh cho khách hàng vay vốn ngân hàng cho từng số tiền vay cụ thể
theo hợp đồng tín dụng.
-Bảo lãnh duy trì là hành vi bảo lãnh mà theo đó
người được bảo lãnh, bảo lãnh cho một loạt các giao dịch và mức bảo lãnh được
thực hiện theo hạn mức tối đa.